Xây Dựng Công Trình Kè Chống Sạt Lở Bờ Tả Sông Đáy

anh-cong-trinh-2

Xây Dựng Công Trình Kè Chống Sạt Lở Bờ Tả Sông Đáy

HNP- Ngày 24/10/2012 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ban hành Quyết định số 293/QĐ- KH&ĐT  về kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Kè chống sạt lở bờ tả sông Đáy xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, với các nội dung chủ yếu sau:

Tên dự án: Kè chống sạt lở bờ tả sông Đáy xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa
Chủ đầu tư: UBND huyện Ứng Hòa
Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Đại Việt
Chủ nhiệm lập dự án: Th.S Kỹ sư Trịnh Xuân Thiện.
Mục tiêu đầu tư xây dựng: Chống sạt lở, đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống lụt bão và an toàn cho nhân dân, đất sản xuất trong khu vực cũng như tuyến bờ tả sông Đáy. Tạo sự ổn định đời sống và thúc đẩy phát triển sản xuất của nhân dân. Đảm bảo vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan môi trường đáp ứng nhu cầu đời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân khu vực lập dự án.
Nội dung và quy mô đầu tư: 
– Kè chống sạt lở, giữ ổn định bờ kênh tổng chiều dài L = 959,35m (trong đó có 60m tường chắn đá xây bao quanh khu chùa Bài Lâm Hạ).
+ Đoạn 1: Từ Trại Bồ, thôn Thanh Bồ xã Lưu Hoàng đến đầu xóm 1,  thôn Bài Lâm Thượng,  xã Hồng Quang, chiều dài 373,06m (tương ứng với Km 78 +800 đến Km 79+173,06 bờ tả sông Đáy)
+ Đoạn 2: Từ đầu xóm 5 thôn Bài Lâm Hạ xã Hồng Quang, chiều dài 301,24m (tương ứng với Km 80+689,66 đến Km 80+ 990,90 bờ tả sông Đáy). Đoạn này có tường chắn xung quanh khu vực chùa Bài Lâm hạ chiều dài 60m.
+ Đoạn 3: Từ bãi mầu Phần Phe, xóm 9, thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang đến đầu cầu Nhật, thông Bài Lâm hạ, xã Hồng Quang, chiều dài 285,05m (tương ứng với Km83+146,01 đến Km83+431,06 bờ tả sông Đáy)
– Đỉnh kè kết hợp làm đường giao  thông bê tông xi măng M250# dày 20cm với tổng chiều dài 674,30m
Địa điểm xây dựng: Xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
– Đỉnh kè: Cao trình đỉnh kè ÷5,2; khóa đỉnh kè bằng dầm BTCT M250 tiết diện (30×40)cm.
– Mái kè: Hệ số mái m=2, kết cấu đá lát khan dày 30m trong các ô khung BTCT M200 (30×45)cm, dưới đá lát khan có lớp đá dăm lót (2×4)cm dày 10cm. Tại những vị trí mái bị xói lõm, đắp tạo mái bằng đất cấp 3 đầm chặt đạt K = 0.95. Khung chia ô bằng BTCT M250, khung dọc kè, khung ở giữa chia đôi mái kè tiết diện (25×45)cm cách nhau 5m. Cách 16m để một khe lún, toàn tuyến kè bố trí 03 bậc lên xuổng rộng 5m phục vụ dân sinh và kiểm tra.
– Cơ kè: Rộng từ 3m tuy theo địa hình, kết cấu cơ kè bằng rọ đá (2x1x0,5)m, dưới có lớp dăm lót (2×4)cm dày 10cm. Cao trình đỉnh cơ kè +1,00.
– Chân kè: Kế cấu chân kè bằng lăng thể đá hộc hệ số mái ngoài m=2m.
– Tuyến đường kiểm tra: Bố trí cho đoạn 1 và đoạn 2. Kết cầu BTXM M250 dày 20cm trên nền cát đầm chặt dày 3cm, Móng cấp phối đá dăm loại 2 dày 14cm.
– Tường chắn chùa Bài Lâm Hạ: Kết cấu tường chắn bằng đá hộc xây VXM M100#, bề rộng đỉnh tường B=40cm, vát mặt ngoài 4/1. Lót móng đá dăm đệm đá (2×4)cm dày 10cm, gia cố đấy móng bằng cọc tre dài 2m, mật độ 25 cọc/m2.
Loại, cấp công trình: Công trình thủy lợi, cấp IV.
Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư: Theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
Diện tích sử dụng đất: Khoảng 1,1ha
Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng: 18.372 triệu đồng
Trong đó:
– Chi phí xây dựng: 14.085 triệu đồng
– Chi phí quản lý dự án: 323 triệu đồng
– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 1.426 triệu đồng
– Chi phí khác: 143 triệu đồng
– Chi phí dự phòng: 2.396 triệu đồng

Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách thành phố
Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Thời gian thực hiện: Năm 2013.
Tổ chức thực hiện dự án: Tổ chức quản lý, thực hiện dự án đầu tư theo quyết định này, tuân thủ đúng Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và luật pháp hiện hành, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành và các quy định của UBND thành phố Hà Nội về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí đầu tư  xây dựng công trình, giám sát, đánh giá đầu tư và các quy định có liên quan; đảm bảo công trình đầu tư có chất lượng và đáp ứng tiến độ theo dự án được duyệt.
Trách nhiệm của Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn có liên quan:
– Rà soát lại phương án TKCS để tính toán, phân tích, lựa chọn, lập, thẩm định, phê duyệt phương án TKBVTC đảm bảo: tối ưu về kinh tế kỹ thuật cho tất cả các hạng mục trên tất cả các mặt (hình thức, quy mô, kết cấu, biện pháp thi công công trình) đầu tư tiết kiệm, hiệu quả cao; không để xảy ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Trên cơ sở phương án TKCS tối ưu về kinh tế kỹ thuật, tiến hành tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo đúng quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
– Phối hợp với chủ đầu tư của các dự án liên quan để thống nhất phương án thiết kế kỹ thuật các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đảm bảo kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, kỹ thuật trong và ngoài khu vực dự án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, trách trùng lắp, lãng phí.
– Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo đúng quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
– Lập kế hoạch đấu thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở lựa chọn nhà thầu theo quy định;
– Tổ chức tốt biện pháp thi công và bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trong quá trình thi công công trình, có phương án đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân, không ảnh hưởng tới dòng chảy của sông Đáy, đảm bảo về các yêu cầu phòng chống lụt bão theo quy định.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác (khối lượng và kinh phí) và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu gửi theo hồ sơ dự án.
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan:
– UBND huyện Mỹ Đức có trách nhiệm phối hợp với Chủ đầu tư ( UBND huyện Ứng Hòa) thống nhất chi tiết khớp nối giữa đoạn kè hiện trạng giáp bên kia cầu Đục Khê ( địa bàn huyện Mỹ Đức) và khu vực chân cầu đảm bảo tính đồng bộ của tổng thể tuyến kè theo yêu cầu tại văn bản sớ 1875/ SNN-KH ngày 19/10/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
– Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí vốn thực hiện dự án theo quyết định này.
– Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
– Thực hiện trách nhiệm được UBND Thành phố giao về quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Quyết định số 122/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009; thực hiện trách nhiệm của Sở chuyên môn về giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định tại Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND Thành phố;
– Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình  theo quy định của pháp luật hiện hành. Phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư trong việc kiểm tra rà soát phương án TKCS và tính toán, phân tích, lựa chọn, lập, thẩm định, phê duyệt phương án TKBVTC các hạng mục của dự án đảm bảo: tối ưu về kinh tế, kỹ thuật trên tất cả các mặt (hình thức, quy mô, kết cấu, biện pháp thi công công trình); đầu tư tiết kiệm, hiệu quả cao; không để xảy ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

 
Những Bài Viết Liên Quan